Đối với sức khỏe của trẻ nhỏ luôn là vấn đề mà các bậc cha mẹ quan tâm hàng đầu. Trong đó bé có đờm nhưng không ho là một ví dụ điển hình, khiến các mẹ không biết cách xử lý như thế nào? Vậy bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn 6 cách giúp bé “đánh bay: đờm trong cổ họng mà không cần dùng thuốc.

Nguyên nhân khiến bé có đờm 

Với những trẻ dưới 1 tuổi, tình trạng trớ nôn ra đờm nhưng không ho. Thì chưa chắc chất dịch nhầy đó là đờm, có thể là dịch dạ dày trào ngược ra mà thôi. Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao có tình trạng này cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa, xét nghiệm và siêu âm để tìm ra luồng trào ngược…

Nếu thấy bé nôn ra đờm xanh thì rất có thể bé đang gặp bệnh lý về đường hô hấp chứ không phải do hệ tiêu hóa. Nguyên nhân khiến bé có đờm không ho là do bé mắc một bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp. Cụ thể là viêm bộ phận nào đó của đường hô hấp, cần được khám mới có thể đưa ra kết quả chính xác nhất. 

Nếu đờm có màu trắng đục có nghĩa là các mô ở mũi bị sưng, chất dịch nhầy trong khoang họng không di chuyển được qua đường mũi ra ngoài như bình thường. Lâu dần tích tụ bên trong khiến đờm đặc thành mảng vẩn đục màu trắng. Thông thường trẻ gặp vấn đề về viêm đường hô hấp như mới bị viêm họng thì đờm có màu trắng ngà. 

Nếu thấy bé nôn ra đờm xanh thì rất có thể bé đang gặp bệnh lý về đường hô hấp

Nếu bé có đờm nhưng không ho do virus hoặc vi khuẩn gây ra thì hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tự huy động các bạch cầu để tấn công lại. Tế bào bạch cầu chứa protein có màu xanh, quyện lẫn với tạp chất khác nên tạo ra dịch đờm màu xanh. Nếu thấy đờm có mùi hôi thì lúc này khoang họng của bé đã xuất hiện mủ, thường xuất hiện khi trẻ bị viêm họng hạt mãn tính. 

Để tìm được nguyên nhân chính xác khiến bé có đờm nhưng không ho cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám, đưa ra kết luận chính xác. Nếu có đờm nhưng không kèm theo ho, sốt, hoặc bất cứ triệu chứng nào như phát ban, dị ứng… bạn cũng không cần quá lo lắng. 

Bé có đờm không có ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? 

Có thể các bạn chưa biết ho là phản xạ tự nhiên để tống đờm ra khỏi cổ họng của trẻ. Nếu bé có đờm nhưng không ho thì rất khó để tống đờm khỏi họng và cách tống đờm sẽ thường là nôn trớ. Nếu trẻ nôn trớ nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng dạ dày bị viêm loét, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. 

Tình trạng bé có đờm nhưng không ho kéo dài, sẽ khiến trẻ khó bú, khó ăn uống do lượng đờm quá nhiều. Thậm chí, khiến trẻ dễ bị nôn trớ, nếu kéo dài tình trạng này có thể bị thiếu chất, suy dinh dưỡng do không ăn uống đầy đủ. 

Bên cạnh đó, khi đờm trong cổ bé tồn đọng quá lâu sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như trẻ bị viêm phế quản, viêm phổi… do tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập. 

Có thể các bạn chưa biết ho là phản xạ tự nhiên để tống đờm ra khỏi cổ họng của trẻ

Tham khảo: tư thế quan hệ

Cách xử lý khi bé có đờm nhưng không ho 

Thường thì trẻ nhỏ khi gặp các bệnh lý về đường hô hấp, nhất là chứng viêm phế quản sẽ gây triệu chứng ho. Tuy nhiên, với trường hợp, bé có đờm nhưng không ho cha mẹ cần xử lý như thế nào?

Hỗ trợ bé thải đờm ra ngoài

Khi thấy bé khò khè có đờm trong cổ họng, bạn cần chủ động cho bé nằm nghiêng sang một bên. Lúc bé còn thức, có thể vỗ nhẹ vào ngực trước và phần lưng sau của bé, đây là phương pháp vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh tương đối hiệu quả. 

Giữ ấm cơ thể bé 

Do trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ bị nhiễm lạnh, sốt, viêm đường hô hấp. Chính vì vậy, khi thời tiết thay đổi các bậc cha mẹ cần giữ ấm cho bé đúng cách. Nhất là khi bé có đờm nhưng không ho, việc giữ ấm cơ thể thích hợp giúp bé nhanh chóng hồi phục và ngăn chặn những triệu chứng nặng hơn. 

Khi thời tiết thay đổi các bậc cha mẹ cần giữ ấm cho bé đúng cách

Bổ sung nhiều nước cho bé

Bé có đờm nhưng không ho gây cản trở đường hô hấp, chính điều này dẫn đến độ ẩm ở đây bị suy giảm rõ rệt, gây nên tình trạng mất nước, khiến đờm đặc hơn và khó thải ra ngoài. Nếu trẻ bú mẹ bạn cần tăng cữ bú để trẻ được cung cấp lượng nước vào cơ thể hợp lý. Đối với trẻ trên 6 tháng mẹ có thể bổ sung nước đun sôi để nguội khoảng 23 độ, để giúp tăng cường lượng nước và độ ẩm cho cơ thể trẻ. 

Môi trường xung quanh sạch sẽ

Bên cạnh việc giữ ấm cơ thể cho trẻ thì phòng ốc cần được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng để đảm bảo không khi được lưu thông tốt. Bạn nên mở cửa sổ để đón nắng sớm và nhiệt độ phòng nên duy trì từ 18-22 độ là thích hợp nhất. Tuy nhiên, vẫn cần chú ý không nên để gió lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể bé để tránh tình trạng bệnh trở nặng hơn. Chú ý độ ẩm trong phòng cần giao động ở mức 60-65%. 

Xông hơi để thông đờm cho bé

Bạn hãy chuẩn bị một ly nước sôi bốc khói, sau đó bế lên sao cho mũi và miệng của bé hướng về phía khói bốc lên. Phương pháp này giúp trẻ thông đờm, loãng đờm và giảm tình trạng sưng phù ở niêm mạc khí quản, giúp trẻ cảm thấy dễ thở hơn. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý đừng để bé gần quá với hơi nước nóng có thể khiến bé bị bỏng. 

Cho trẻ đi khám bác sĩ

Nếu thấy trường hợp bé có đờm nhưng không ho kéo dài, lúc này cha mẹ cần lập tức đến gặp bác sĩ để thăm khám cho trẻ và hỗ trợ điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho bé dùng thuốc khi chưa được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra đờm. Hãy sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Trên đây là 6 cách xử lý bé có đờm nhưng không ho mẹ có thể áp dụng cho bé. Hy vọng với những thông tin này đã phần nào giúp các bậc cha mẹ cảm thấy yên tâm hơn. Đồng thời, giúp cha mẹ có thêm kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc sức khỏe bé yêu