Sức khỏe của ‘cậu nhỏ’ không đơn thuần là vấn đề ‘cương’ hay không mà còn là chuyện xuất tinh, sinh sản…
Sức khỏe “cậu nhỏ” là phần quan trọng trong sức khỏe tổng thể của nam giới. Từ đó, có thể chẩn đoán và xác định một loạt các trục trặc sức khỏe ẩn giấu. Hơn nữa, khi cậu nhỏ “ốm” sẽ kéo theo tinh thần giảm sút như stress, quan hệ vợ chồng đứt gãy, thiếu tự tin…
Một số nguyên nhân:
– Tình dục không được bảo vệ: Bạn có thể tiếp xúc với những bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu “giao ban” không được “phòng hộ”.
– “Yêu” hoặc “tự sướng” hùng hổ: Nếu “cậu nhỏ” bị bẻ đột ngột (hoặc bị tác động mạnh) khi đang cương thì chấn thương có thể làm gãy dương vật.
– Bệnh tim mạch và tiểu đường: Lưu thông máu bị hạn chế (do tiểu đường hoặc chứng xơ vữa động mạch) có thể làm rối loạn chức năng cương dương.
– Thuốc và trị bệnh: Một số loại thuốc và cách trị bệnh có ảnh hưởng đến sức khỏe “cậu nhỏ”. Chẳng hạn, dùng kháng sinh trong thời gian dài làm tăng nguy cơ nhiễm nấm men. Phẫu thuật điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể gây tiểu không kiềm chế và rối loạn cương dương.
– Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng gấp đôi tỷ lệ rối loạn cương dương.
– Hàm lượng hormone: Mất cân bằng hormone, như thiếu hụt testosterone hoặc quá nhiều hormone prolactin, gây rối loạn cương.
– Các vấn đề về tâm lý: Trầm cảm làm giảm ham muốn. Nếu bạn từng điều trị rối loạn cương, bạn có thể tiếp tục lo lắng hoặc bị ám ảnh sẽ tái bệnh. Điều này làm tồi tệ thêm vấn đề và có thể dẫn tới chứng liệt dương. Ngoài ra, những vấn đề như bị lạm dụng, quan hệ vợ chồng rạn nứt hoặc tự ti về cơ thể có thể dẫn tới nỗi sợ khi “yêu”.
– Các vấn đề về thần kinh: đột quỵ, chấn thương ở lưng, xương sống, đa xơ cứng, tâm thần phân liệt có ảnh hưởng tới sự chuyển các xung lực thần kinh từ não tới dương vật, gây rối loạn cương.
– Già: Testosterone giảm tự nhiên theo tuổi tác. Điều này dẫn tới giảm hưng phấn tình dục, gây khó cương.
– “Cậu nhỏ” có hình dạng nhọn: Dương vật nhọn khiến lớp da ở đây dễ bị nhiễm khuẩn và có thể gây cương quá lâu.
Những vấn đề phổ biến với ‘cậu nhỏ’
– Vấn đề về cương và xuất tinh: Có thể là rối loạn chức năng cương dương hoặc xuất tinh sớm, chậm xuất tinh, đau hoặc xuất tinh ngược dòng (tinh dịch đi vào bàng quang thay vì đi qua dương vật khi đạt cực khoái).
– Bệnh lây qua đường tình dục: Có rất nhiều loại bệnh lây truyền hoặc nhiễm khuẩn ảnh hưởng tới “cậu nhỏ” gồm bệnh lậu, chlamydia, vùng kín nổi mụn cóc, giang mai, herpes… Dấu hiệu điển hình là đau khi đi tiểu, dịch vùng kín thay đổi, đau hoặc thâm vùng kín.
– Vấn đề với bao quy đầu: chứng hẹp bao quy đầu xuất hiện khi bao quy đầu không thể về vị trí bình thường sau khi bị kéo thụt vào.
– Các bệnh khác: Nhiễm nấm men gây các mảng ban đỏ trên “cậu nhỏ”. Viêm sưng đầu dương vật gây đau và chua dịch tiết. Chứng bệnh Peyronie (một chứng bệnh mãn tính) chỉ sự phát triển bất thường của các mô bên trong “cậu nhỏ”, gây cong (hoặc đau) khi cương. Ung thư dương vật (có thể biểu hiện bằng vết thêm trên bao quy đầu).
Dấu hiệu cần đi khám:
– Có vết thâm đen trên dương vật.
– Thay đổi trong cách xuất tinh.
– Ra máu khi đi tiểu hoặc xuất tinh.
– Mục cóc, nốt mụn nước, vết loét hoặc nổi ban ở dương vật hoặc vùng kín.
– Dương vật bị cong, gãy.
– Cảm giác nóng khi đi tiểu.
– Thay đổi dịch tiết ra từ dương vật.
– Đau nghiêm trọng do chấn thương.
Điều nên làm để giữ ‘cậu nhỏ’ mạnh khỏe
– Tiêm văcxin: Nam giới dưới 26 tuổi nên xem xét tiêm phòng HPV (có loại dành cho nam và nữ) để ngăn ngừa mụn cóc ở dương vật.
– Giữ thể lực khỏe mạnh: Thể chất khỏe làm giảm tỷ lệ rối loạn cương.
– Vệ sinh tốt: Nếu bạn chưa cắt bao quy đầu, hãy vệ sinh bên dưới bao quy đầu với xà phòng và nước.
– Hiểu rõ về loại thuốc bạn dùng: Hãy thảo luận cách dùng thuốc và tác dụng phụ của nó với bác sĩ.
– Chú ý tới sức khỏe tinh thần: Hãy đi khám nếu bạn hay buồn bã, chán nản, nghi trầm cảm.
– Ngừng hút thuốc: Nếu bạn đang hút thuốc, hãy nghĩ tới việc giảm và bỏ hẳn.
– “Làm việc” thường xuyên: Hoạt động tình dục đều đặn có tác dụng duy trì chức năng cương của dương vật.